Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Hỏi đáp viêm gan C với bác sĩ Lê Mạnh Hùng

Theo bác sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, lạm dụng rượu bia, tổn thương gan do thuốc hoặc hóa chất tẩm trong thực phẩm… sẽ khiến quá trình từ siêu vi viêm gan C đến xơ gan, ung thư gan diễn ra nhanh hơn.
- Tôi có người thân đã nhiễm virus viêm gan C nhưng chưa quyết định điều trị vì hiện tại vẫn rất khỏe mạnh. Tôi muốn nhờ bác sĩ tư vấn nếu người thân của tôi vẫn khỏe mạnh bình thường thì có nên quyết định điều trị hay không? Nếu có thì nên theo phương pháp nào? Trong quá trình điều trị cần kiêng cữ điều gì hay không để khỏe hơn và không lây cho người thân?

(Nguyễn Mai Liên, 56 tuổi, 01 Tôn Thất Thuyết, P1, Q4, TP HCM)
Xem thêm: xao tam phan

Chào bạn!

Khi phát hiện bị nhiễm viêm gan virus C thì đã có chỉ định điều trị. Việc điều trị sớm sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh phải dùng những thuốc kháng virus đặc trị. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế hiện nay thì phác đồ Per Interferon phối hợp với Ribarvirin là phác đồ chuẩn đề điều trị viêm gan siêu vi C.

Bệnh này không cần thiết phải kiêng cữ thái quá trong ăn uống. Bạn chỉ cần lưu ý tránh lạm dụng bia rượu và các loại thực phẩm có khả năng bị tẩm hóa chất độc hại.


Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tại tòa soạn VnExpress.
- Chào bác sĩ, cháu có tìm hiểu và được biết những bệnh nhân suy thận, phải lọc máu nhân tạo kéo dài, có nguy cơ cao biến chứng và nhiễm siêu vi viêm gan C. Vậy có cách nào để giảm thiểu rủi ro và phòng ngừa trong trường hợp này không ạ? Và nếu bị viêm gan C, thì có cách nào để chữa trị tối ưu nhất không ạ? Cháu cám ơn!

(Hoa Le, 25 tuổi, Hà Nội)
Xem thêm: xao tam phan chua ung thu gan


http://namlimxanhtunhien.vn/wp-content/uploads/2014/02/xao-tam-phan3-1702.jpg
Chào bạn!

Những người lọc thận liên tục thì có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan C. Để phòng ngừa, người bệnh cần lọc thận ở những bệnh viện kiểm soát nhiễm khuẩn tốt.

- Thưa bác sĩ, em đã tiêm viêm gan siêu vi B rồi thì có miễn nhiễm viêm gan siêu vi C không ạ?

(Trần An, 24 tuổi)

Chào bạn!

Bạn đã tiêm ngừa viêm gan siêu vi B thì chỉ có tác dụng ngăn ngừa lây nhiễm siêu vi này. Còn siêu vi viêm gan C là một loại siêu vi khác và hiện tại chưa có thuốc chủng ngừa tiêm phòng. Do đó, để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi C, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh phơi nhiễm siêu vi C. Chẳng hạn như: không dùng chung các vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo...) có thể dính máu hoặc dịch tiết của người khác; quan hệ tình dục an toàn; khi cần làm các thủ thuật châm cứu... thì nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện.

- Thưa bác sĩ, con đường lây bệnh viêm gan C là qua đường máu, vậy các bạn tình nguyện hiến máu nhân đạo cũng bị rủi ro và có thể bị lây nhiễm bệnh này đúng không ạ?

(Lê Hoa, 25 tuổi, Hà Nội)

Chào bạn!

Siêu vi viêm gan C là siêu vi chủ yếu lây truyền qua đường máu. Vì thế các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm siêu vi này là người dùng chung kiêm tiêm, người nhận máu hoặc chế phẩm của máu nhiễm siêu vi C, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh phẩm có nhiễm siêu vi C, người được châm cứu, bấm lỗ tai, xâm mình, cạo râu với các dụng cụ không tuyệt đối vô trùng, dùng chung bàn chải đánh răng, vật dụng cắt móng với người nhiễm siêu vi C... Siêu vi viêm gan C cũng có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc từ mẹ bị nhiễm sang cho con khi sinh nhưng với tỷ lệ thấp (khoảng dưới 5%).

Như vậy, những người hiến máu nhân đạo không phải là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm siêu vi qua đường máu.
Xem thêm: xao tam phan chua benh ung thu